Hậu sản xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do người phụ nữ không kiêng cữ và không ăn đủ dinh dưỡng sau sinh. Hậu sản nếu không được phát hiện, chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên khám hậu sản ở đâu để hiệu quả và an toàn nhất?

Chúng ta hãy cùng đến với câu hỏi đến từ mẹ Nguyễn Ngọc Hạnh, Hà Nam:

Thưa bác sĩ, em vừa sinh cháu đầu lòng được 3 tháng nhưng đã giảm gần 15 kg so với lúc vừa sinh con xong, ai nhìn thấy cũng bảo em gầy quá không có tí sức sống nào. Em ăn uống không thấy ngon, bị thiếu sữa cho con bú nữa. Mẹ chồng em bảo đi khám xem có bị hậu sản không, nhưng em không biết khám hậu sản ở đâu, mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

khám hậu sản ở đâu

Trả lời


Chào em,

Theo như chia sẻ của em thì em bị sụt cân quá nhanh sau khi sinh con, ăn uống không ngon miệng và không đủ sữa cho con bú thì có khả năng đã bị hậu sản mòn. Để hiểu hơn về bệnh này, em có thể tham khảo tại đây: https://benhhausan.blogspot.com/2018/01/hau-san-mon.html

Bây giờ, em cần phải được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nếu không sức khỏe của cả mẹ và con đều sẽ bị ảnh hưởng. Vì em ở Hà Nam nên chúng tôi đưa ra một số địa chỉ tại Hà Nội để em tiện thăm khám như sau:

Các bệnh viện công


1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2161

2. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0167 915 1515

3. Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện Việt Nhật)

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

4. Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (024) 9572340

5. Khoa sản Bệnh việt Việt Đức

Địa chỉ: 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 38 253 531

6. Chuyên khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Các bệnh viện tư


1. Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1, P.Phương Mai, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 08 5411 3333

2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 090 497 09 09

4. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024 3974 3556

Các bệnh viện công của nước ta cũng rất tốt, chỉ có điều em phải chờ đợi lâu hơn do lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh khá đông. Trong khi đó bệnh viện tư lấy chất lượng dịch vụ làm chủ đạo nên em sẽ được phục vụ rất chu đáo, tiết kiệm nhiều thời gian song chi phí khá cao. Em có thể dựa vào điều kiện tài chính của gia đình để chọn cho mình một địa chỉ khám hậu sản phù hợp nhé.

Chúc em mau khỏe!










Khám hậu sản ở đâu? 10 địa chỉ khám hậu sản tốt nhất 2018

Hậu sản xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do người phụ nữ không kiêng cữ và không ăn đủ dinh dưỡng sau sinh. Hậu sản nếu không được phát hiện, chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên khám hậu sản ở đâu để hiệu quả và an toàn nhất?

Chúng ta hãy cùng đến với câu hỏi đến từ mẹ Nguyễn Ngọc Hạnh, Hà Nam:

Thưa bác sĩ, em vừa sinh cháu đầu lòng được 3 tháng nhưng đã giảm gần 15 kg so với lúc vừa sinh con xong, ai nhìn thấy cũng bảo em gầy quá không có tí sức sống nào. Em ăn uống không thấy ngon, bị thiếu sữa cho con bú nữa. Mẹ chồng em bảo đi khám xem có bị hậu sản không, nhưng em không biết khám hậu sản ở đâu, mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

khám hậu sản ở đâu

Trả lời


Chào em,

Theo như chia sẻ của em thì em bị sụt cân quá nhanh sau khi sinh con, ăn uống không ngon miệng và không đủ sữa cho con bú thì có khả năng đã bị hậu sản mòn. Để hiểu hơn về bệnh này, em có thể tham khảo tại đây: https://benhhausan.blogspot.com/2018/01/hau-san-mon.html

Bây giờ, em cần phải được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nếu không sức khỏe của cả mẹ và con đều sẽ bị ảnh hưởng. Vì em ở Hà Nam nên chúng tôi đưa ra một số địa chỉ tại Hà Nội để em tiện thăm khám như sau:

Các bệnh viện công


1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2161

2. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0167 915 1515

3. Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện Việt Nhật)

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

4. Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (024) 9572340

5. Khoa sản Bệnh việt Việt Đức

Địa chỉ: 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 38 253 531

6. Chuyên khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Các bệnh viện tư


1. Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1, P.Phương Mai, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 08 5411 3333

2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 090 497 09 09

4. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024 3974 3556

Các bệnh viện công của nước ta cũng rất tốt, chỉ có điều em phải chờ đợi lâu hơn do lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh khá đông. Trong khi đó bệnh viện tư lấy chất lượng dịch vụ làm chủ đạo nên em sẽ được phục vụ rất chu đáo, tiết kiệm nhiều thời gian song chi phí khá cao. Em có thể dựa vào điều kiện tài chính của gia đình để chọn cho mình một địa chỉ khám hậu sản phù hợp nhé.

Chúc em mau khỏe!










Đọc thêm..

Sau sinh, mẹ Hoài chỉ mất vài tuần để lấy lại cân nặng và vóc dáng khiến ai cũng tấm tắc ngưỡng mộ. Thế nhưng sau đó, chị vẫn tiếp tục gầy đi, gầy đến mức báo động. Gia đình đưa chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị hậu sản mòn. Vì vậy mới nói, không sồ sề sau sinh cũng đừng vội mừng, vì biết đâu mẹ lại đang bị bệnh?

Hậu sản mòn là gì? Làm sao để biết mình bị hậu sản mòn?


Hậu sản mòn là một vấn đề sức khỏe của phụ nữ sau sinh với biểu hiện chính là thân hình ngày càng gầy yếu, thiếu sức sống. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người mẹ mà còn tác động rất xấu đến sức khỏe của em bé.

Để nhận biết hậu sản mòn, người mẹ và các thành viên trong gia đình có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây.

- Hậu sản mòn cấp độ nhẹ:

+ Sụt cân nhanh chóng, cơ thể gầy gò, xanh xao.

+ Chán ăn, thường xuyên bị nóng bụng, sôi bụng.

- Hậu sản mòn cấp độ nặng hơn:

+ Thân hình gầy yếu, không có sức sống.

+ Kém ăn, kém ngủ, xanh xao, ít sữa cho con bú.

+ Phù chân, tay, mặt.


hậu sản mòn

Nguyên nhân dẫn đến hậu sản mòn


- Ăn uống thiếu chất: Sau khi sinh con, người mẹ bị tổn hại nhiều về thể lực, nếu chế độ ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, giảm cân quá sớm hoặc phải kiêng khem quá mức thì rất dễ bị hậu sản mòn.

- Làm việc quá sức: Người mẹ phải được nghỉ ngơi sau sinh ít nhất là 1 tháng. Thời gian này, mẹ chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng như vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay tã cho con, cho con bú và đi lại nhẹ nhàng để vận động. Làm việc quá sớm hoặc thức đêm chăm con đều là những việc làm quá sức với một người mẹ mới sinh.

- Căng thẳng, stress: Nguyên nhân này dễ gặp ở những mẹ sinh con lần đầu, người mẹ phải chịu áp lực về kinh tế gia đình khiến trong người luôn mệt mỏi, lo lắng, khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, người mẹ không chỉ bị hậu sản mòn mà còn rất dễ bị trầm cảm sau sinh.

- Ở cữ quá lâu, ít vận động: Trong thời gian ở cữ, nếu người mẹ kiêng khem quá mức đến độ không được vận động, không được ra ngoài, không được tắm rửa… sẽ rất dễ bị tù túng, u uất, suy nhược và không thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết ngoài môi trường, lâu dần sẽ dẫn đến hậu sản mòn.

- Quan hệ tình dục quá sớm: Mặc dù đây không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng việc quan hệ sớm khi tử cung chưa sẵn sàng cũng có thể khiến bệnh xảy ra. Với trường hợp mẹ sinh mổ, vấn đề này sẽ càng trầm trọng hơn.

 

Bị hậu sản mòn phải làm sao?


- Bổ sung khẩn cấp chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Các loại thịt cá, trứng sữa cũng cần phân bổ hợp lý vào các bữa ăn hàng ngày.

- Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, thể dục phù hợp với thể trạng của bản thân.

- Nghỉ ngơi hợp lý, nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong khác trong gia đình nếu như việc chăm con quá vất vả.

- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với mọi người về những khó khăn trong cuộc sống để thoát khỏi tâm trạng căng thẳng.

- Trường hợp bệnh đã nặng cần đưa người mẹ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngày nay, đời sống sản phụ được nâng cao, hậu sản mòn không còn phổ biến như trước kia nhưng không vì thế mà chúng ta được phép chủ quan. Khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Thon gọn bất ngờ ngay sau sinh: Cẩn thận hậu sản mòn!


Sau sinh, mẹ Hoài chỉ mất vài tuần để lấy lại cân nặng và vóc dáng khiến ai cũng tấm tắc ngưỡng mộ. Thế nhưng sau đó, chị vẫn tiếp tục gầy đi, gầy đến mức báo động. Gia đình đưa chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị hậu sản mòn. Vì vậy mới nói, không sồ sề sau sinh cũng đừng vội mừng, vì biết đâu mẹ lại đang bị bệnh?

Hậu sản mòn là gì? Làm sao để biết mình bị hậu sản mòn?


Hậu sản mòn là một vấn đề sức khỏe của phụ nữ sau sinh với biểu hiện chính là thân hình ngày càng gầy yếu, thiếu sức sống. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người mẹ mà còn tác động rất xấu đến sức khỏe của em bé.

Để nhận biết hậu sản mòn, người mẹ và các thành viên trong gia đình có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây.

- Hậu sản mòn cấp độ nhẹ:

+ Sụt cân nhanh chóng, cơ thể gầy gò, xanh xao.

+ Chán ăn, thường xuyên bị nóng bụng, sôi bụng.

- Hậu sản mòn cấp độ nặng hơn:

+ Thân hình gầy yếu, không có sức sống.

+ Kém ăn, kém ngủ, xanh xao, ít sữa cho con bú.

+ Phù chân, tay, mặt.


hậu sản mòn

Nguyên nhân dẫn đến hậu sản mòn


- Ăn uống thiếu chất: Sau khi sinh con, người mẹ bị tổn hại nhiều về thể lực, nếu chế độ ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, giảm cân quá sớm hoặc phải kiêng khem quá mức thì rất dễ bị hậu sản mòn.

- Làm việc quá sức: Người mẹ phải được nghỉ ngơi sau sinh ít nhất là 1 tháng. Thời gian này, mẹ chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng như vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay tã cho con, cho con bú và đi lại nhẹ nhàng để vận động. Làm việc quá sớm hoặc thức đêm chăm con đều là những việc làm quá sức với một người mẹ mới sinh.

- Căng thẳng, stress: Nguyên nhân này dễ gặp ở những mẹ sinh con lần đầu, người mẹ phải chịu áp lực về kinh tế gia đình khiến trong người luôn mệt mỏi, lo lắng, khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, người mẹ không chỉ bị hậu sản mòn mà còn rất dễ bị trầm cảm sau sinh.

- Ở cữ quá lâu, ít vận động: Trong thời gian ở cữ, nếu người mẹ kiêng khem quá mức đến độ không được vận động, không được ra ngoài, không được tắm rửa… sẽ rất dễ bị tù túng, u uất, suy nhược và không thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết ngoài môi trường, lâu dần sẽ dẫn đến hậu sản mòn.

- Quan hệ tình dục quá sớm: Mặc dù đây không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng việc quan hệ sớm khi tử cung chưa sẵn sàng cũng có thể khiến bệnh xảy ra. Với trường hợp mẹ sinh mổ, vấn đề này sẽ càng trầm trọng hơn.

 

Bị hậu sản mòn phải làm sao?


- Bổ sung khẩn cấp chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Các loại thịt cá, trứng sữa cũng cần phân bổ hợp lý vào các bữa ăn hàng ngày.

- Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, thể dục phù hợp với thể trạng của bản thân.

- Nghỉ ngơi hợp lý, nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong khác trong gia đình nếu như việc chăm con quá vất vả.

- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với mọi người về những khó khăn trong cuộc sống để thoát khỏi tâm trạng căng thẳng.

- Trường hợp bệnh đã nặng cần đưa người mẹ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngày nay, đời sống sản phụ được nâng cao, hậu sản mòn không còn phổ biến như trước kia nhưng không vì thế mà chúng ta được phép chủ quan. Khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Đọc thêm..
Có đến 20%phụ nữ bị mắc ít nhất một trong các bệnh hậu sản sau khi sinh đẻ. Tuy nhiên vì chủ quan hoặc chưa có những kiến thức đúng đắn liên quan đến việc cần chữa trị bệnh ngay lập tức khiến nhiều mẹ lâm vào tình trạng nguy hiểm vì không được chữa trị kịp thời. Vậy, theo bạn, bệnh hậu sản có nguy hiểm không? Và nó nguy hiểm như thế nào với sức khỏe các mẹ.

 
Mẹ bị bệnh hậu sản có nguy hiểm không


Bệnh hậu sản có nguy hiểm không?


Để biết bệnh hậu sản có nguy hiểm không mẹ cần hiểu rõ “nguy hiểm” ở đây là như thế nào. Nguy hiểm là bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng hay không?

Tùy từng bệnh hậu sản khác nhau mức độ nguy hiểm lại khác nhau.

Với những bệnh hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, hay cáu gắt, thay đổi tâm lý do chưa quen với việc chăm sóc con thì KHÔNG NGUY HIỂM. Tuy nhiên, những bệnh lý này lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống gia đình.

Những bệnh hậu sản gây NGUY HIỂM đến tính mạng của mẹ sau sinh bao gồm: băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh,… Không chỉ ảnh hưởng đến những lần mang thai kê tiếp mà những bệnh lý này còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ.

Theo thống kê về nguyên nhân dẫn đến tử vong ở phụ nữ sinh con thì hậu sản là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Bất cứ phụ nữ nào cũng trải qua giai đoạn hậu sản và đương nhiên, mẹ nào cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh hậu sản trong thời gian này. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như nhận biết sự nguy hiểm của bệnh sẽ giúp mẹ nhanh chóng có hướng xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:


Bệnh hậu sản nguy hiểm như thế nào?


- Ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ: bệnh hậu sản có thể dẫn đến tử vong ở mẹ nếu mắc phải các bệnh như băng huyết, viêm nhiễm, sản giật,…nếu không được chữa trị kịp thời.

- Ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, con cái: Luôn trong tình trạng cáu gắt là tác nhân dẫn đến những đổ vỡ gia đình

- Gây nguy hiểm cho tính mạng của con: Nếu mẹ bị trầm cảm dẫn đến rối loạn tâm thần có thể tự hại chính bản thân cũng như hại đến tính mạng con. Rất nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh dẫn đến tự tử và giết con trong thời gian gần đây. Đây là những báo động cho các gia đình nếu không chăm sóc, quan tâm mẹ đúng đắn.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu hơn về mức độ NGUY HIỂM mà bệnh hậu sản có thể gây ra. Đừng chủ quan khi gặp bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến các bệnh hậu sản. Chữa trị sớm luôn là lời khuyên tốt nhất cho mẹ.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!


Mẹ bị bệnh hậu sản có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?

Có đến 20%phụ nữ bị mắc ít nhất một trong các bệnh hậu sản sau khi sinh đẻ. Tuy nhiên vì chủ quan hoặc chưa có những kiến thức đúng đắn liên quan đến việc cần chữa trị bệnh ngay lập tức khiến nhiều mẹ lâm vào tình trạng nguy hiểm vì không được chữa trị kịp thời. Vậy, theo bạn, bệnh hậu sản có nguy hiểm không? Và nó nguy hiểm như thế nào với sức khỏe các mẹ.

 
Mẹ bị bệnh hậu sản có nguy hiểm không


Bệnh hậu sản có nguy hiểm không?


Để biết bệnh hậu sản có nguy hiểm không mẹ cần hiểu rõ “nguy hiểm” ở đây là như thế nào. Nguy hiểm là bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng hay không?

Tùy từng bệnh hậu sản khác nhau mức độ nguy hiểm lại khác nhau.

Với những bệnh hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, hay cáu gắt, thay đổi tâm lý do chưa quen với việc chăm sóc con thì KHÔNG NGUY HIỂM. Tuy nhiên, những bệnh lý này lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống gia đình.

Những bệnh hậu sản gây NGUY HIỂM đến tính mạng của mẹ sau sinh bao gồm: băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh,… Không chỉ ảnh hưởng đến những lần mang thai kê tiếp mà những bệnh lý này còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ.

Theo thống kê về nguyên nhân dẫn đến tử vong ở phụ nữ sinh con thì hậu sản là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Bất cứ phụ nữ nào cũng trải qua giai đoạn hậu sản và đương nhiên, mẹ nào cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh hậu sản trong thời gian này. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như nhận biết sự nguy hiểm của bệnh sẽ giúp mẹ nhanh chóng có hướng xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:


Bệnh hậu sản nguy hiểm như thế nào?


- Ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ: bệnh hậu sản có thể dẫn đến tử vong ở mẹ nếu mắc phải các bệnh như băng huyết, viêm nhiễm, sản giật,…nếu không được chữa trị kịp thời.

- Ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, con cái: Luôn trong tình trạng cáu gắt là tác nhân dẫn đến những đổ vỡ gia đình

- Gây nguy hiểm cho tính mạng của con: Nếu mẹ bị trầm cảm dẫn đến rối loạn tâm thần có thể tự hại chính bản thân cũng như hại đến tính mạng con. Rất nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh dẫn đến tự tử và giết con trong thời gian gần đây. Đây là những báo động cho các gia đình nếu không chăm sóc, quan tâm mẹ đúng đắn.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu hơn về mức độ NGUY HIỂM mà bệnh hậu sản có thể gây ra. Đừng chủ quan khi gặp bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến các bệnh hậu sản. Chữa trị sớm luôn là lời khuyên tốt nhất cho mẹ.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!


Đọc thêm..
Bị mắc bệnh hậu sản là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu chẳng may bị hậu sản sau sinh thì phải làm thế nào? Đó là thắc mắc của rất nhiều mẹ trước khi sinh cũng như đang có nguy cơ bị tình trạng này.

  
Bị hậu sản sau sinh phải làm thế nào?

Với những mẹ chưa sinh


Phòng tránh là điều cần thiết với mẹ. Để tránh tình trạng bị mắc các bệnh hậu sản sau sinh mẹ nên:

- Chuẩn bị tinh thần cho cả 2 vợ chồng giúp chồng chăm sóc vợ sau sinh, tham gia các khóa hướng dẫn trước khi sinh.

- Sắp xếp nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh.

- Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần hãy nói cho bác sĩ biết khi đi khám thai.

- Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh như thay đổi nhà, sửa nhà, thay đổi công việc.

- Chia sẻ cảm xúc với chồng, người thân hoặc bạn bè.

- Chuẩn bị kỹ lưỡng các vật dụng cần thiết, đảm bảo vệ sinh sau khi sinh đẻ.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Trước sinh 8h không nên ăn uống gì để tránh những biến chứng trong lúc sinh đẻ.

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh hậu sản là gì?

Với những mẹ sau sinh


Sau khi sinh mẹ cần phòng tránh các bệnh hậu sản bằng cách:

- Vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng phần phụ: Trong khoảng thời gian này hãy nhờ người thân giúp đỡ vì mẹ sẽ khó có thể cử động như bình thường, nhất là các mẹ sinh mổ.

- Lựa chọn ăn những thực phẩm phù hợp, tránh các nhóm thực phẩm có thể gia tăng viêm nhiễm.

- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không nên quá căng thẳng, lo lắng. Hãy nói chuyện, chia sẻ với người thân những vấn đề mình đang gặp phải.

- Vận động, đi lại nhẹ nhàng, cho con bú thường xuyên sẽ giúp mẹ nhanh chóng đi qua giai đoạn hậu sản.

Với những mẹ đang bị hậu sản


Đừng quá lo lắng! Bạn đã bị bệnh hậu sản này lâu chưa? Hãy đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Chậm chễ có thể khiến bạn và con gặp những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng. Mẹ có thể tham khảo: Những bệnh lý hậu sản thường gặp để xác định xem mình đang rơi vào bệnh lý nào.

Người thân của các mẹ nên làm gì?


Bên cạnh sự cố gắng của mẹ, người thân đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp mẹ phòng tránh cũng như chữa trị khi mắc các bệnh hậu sản. Hãy ở bên sản phụ, chia sẻ và tâm sự, bổ sung những kiến thức trước sinh để có thể đối phó với bất cứ tình huống xấu nào có thể xảy ra.

Khi sản phụ đang có dấu hiệu mắc các bệnh hậu sản, người thân nên nhanh chóng đưa sản phụ đến các cơ sở y tế thăm khám tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bị hậu sản sau sinh phải làm thế nào?

Bị mắc bệnh hậu sản là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu chẳng may bị hậu sản sau sinh thì phải làm thế nào? Đó là thắc mắc của rất nhiều mẹ trước khi sinh cũng như đang có nguy cơ bị tình trạng này.

  
Bị hậu sản sau sinh phải làm thế nào?

Với những mẹ chưa sinh


Phòng tránh là điều cần thiết với mẹ. Để tránh tình trạng bị mắc các bệnh hậu sản sau sinh mẹ nên:

- Chuẩn bị tinh thần cho cả 2 vợ chồng giúp chồng chăm sóc vợ sau sinh, tham gia các khóa hướng dẫn trước khi sinh.

- Sắp xếp nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh.

- Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần hãy nói cho bác sĩ biết khi đi khám thai.

- Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh như thay đổi nhà, sửa nhà, thay đổi công việc.

- Chia sẻ cảm xúc với chồng, người thân hoặc bạn bè.

- Chuẩn bị kỹ lưỡng các vật dụng cần thiết, đảm bảo vệ sinh sau khi sinh đẻ.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Trước sinh 8h không nên ăn uống gì để tránh những biến chứng trong lúc sinh đẻ.

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh hậu sản là gì?

Với những mẹ sau sinh


Sau khi sinh mẹ cần phòng tránh các bệnh hậu sản bằng cách:

- Vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng phần phụ: Trong khoảng thời gian này hãy nhờ người thân giúp đỡ vì mẹ sẽ khó có thể cử động như bình thường, nhất là các mẹ sinh mổ.

- Lựa chọn ăn những thực phẩm phù hợp, tránh các nhóm thực phẩm có thể gia tăng viêm nhiễm.

- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không nên quá căng thẳng, lo lắng. Hãy nói chuyện, chia sẻ với người thân những vấn đề mình đang gặp phải.

- Vận động, đi lại nhẹ nhàng, cho con bú thường xuyên sẽ giúp mẹ nhanh chóng đi qua giai đoạn hậu sản.

Với những mẹ đang bị hậu sản


Đừng quá lo lắng! Bạn đã bị bệnh hậu sản này lâu chưa? Hãy đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Chậm chễ có thể khiến bạn và con gặp những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng. Mẹ có thể tham khảo: Những bệnh lý hậu sản thường gặp để xác định xem mình đang rơi vào bệnh lý nào.

Người thân của các mẹ nên làm gì?


Bên cạnh sự cố gắng của mẹ, người thân đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp mẹ phòng tránh cũng như chữa trị khi mắc các bệnh hậu sản. Hãy ở bên sản phụ, chia sẻ và tâm sự, bổ sung những kiến thức trước sinh để có thể đối phó với bất cứ tình huống xấu nào có thể xảy ra.

Khi sản phụ đang có dấu hiệu mắc các bệnh hậu sản, người thân nên nhanh chóng đưa sản phụ đến các cơ sở y tế thăm khám tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Đọc thêm..
"Chửa đẻ - cửa mả" là câu mà các cụ hay nhắc với con cháu để nói lên sự nguy hiểm ở phụ nữ khi chấp nhận mang thai và sinh con. Họ sẽ phải đối diện với sự nguy hiểm thậm chí là cái chết nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào trong quá trình mang thai, sinh con. Nhưng đó chưa phải tất cả, sau sinh, mẹ còn phải đối diện với những nguy hiểm khác từ các bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản sau sinh.

Cùng benhhausan.blogspot.com tìm hiểu TOP 5 bệnh hậu sản nguy hiểm thường gặp ở mẹ sau sinh để phòng tránh cũng như nhận biết sớm bệnh, từ đó có cách chữa trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Bệnh hậu sản là bệnh gì?

Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh


1. Băng huyết sau sinh


Đây là một trong những bệnh hậu sản thường gặp nhất và có nguy cơ cao tử vong chỉ trong 24 giờ sau khi sinh nếu không được chữa trị kịp thời.


Băng huyết sau sinh

Triệu chứng của băng huyết sau sinh: Ra máu nhiều, khó có thể cầm máu khiến mẹ chóng váng, nhợt nhạt, tụt huyết áp, chân tay lạnh, đổ nhiều mồ hôi,…

Nguyên nhân: Cổ tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh ở tư thế đứng, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng,…

Nếu được can thiệp y tế sớm, mẹ có thể giữ lại tính mạng và ngược lại. Băng huyết diễn biến rất phức tạp và có thể khiến mẹ tử vong rất nhanh. Chính vì vậy ngay khi thấy dấu hiệu, các sản phụ cần được đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

2. Nhiễm khuẩn hậu sản - Bệnh hậu sản thường gặp ở mẹ


Các bệnh nhiễm khuẩn hậu sản xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể mẹ qua âm đạo, cổ tử cung, các tổn thương từ cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở.


Nhiễm khuẩn hậu sản

Triệu chứng khi mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản: ban đầu có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sưng mủ ở chỗ viêm. Khi bệnh trở nặng mẹ sẽ bị sốt cao kèm rét run, hạ huyết áp,…

Các thể loại nhiễm khuẩn hậu sản bao gồm: Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ, dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch

3. Sản giật sau sinh


 
Sản giật sau sinh

Buồn nôn, đau đầu, co giật, ù tai, phù nề,…là những biểu hiện điển hình của tình trạng sản giật sau sinh. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm với thai phu sau sinh có thể dẫn đến tử vong ở mẹ. Chính vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu ở sản phụ, cần đưa sản phụ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

4. Căng sữa và tắc tia sữa


Ngay sau khi cho bé bú, tình trạng căng tức ngực, nóng vú ở mẹ sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên nếu sữa không thể thoát ra ngoài thì rất có thể mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa.

 
Căng sữa và tắc tia sữa


Nguyên nhân có thể do: trẻ không bú mẹ kịp (cần vắt ra hoặc cho bé khác bú), mẹ bị viêm đầu vú, nứt kẽ đầu vú. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa, áp xe vú, u xơ tuyến vú,…

5. Suy sụp tinh thần sau sinh - bệnh hậu sản có thể gây nguy hiểm cho con


Đây là tình trạng mà hầu như mẹ nào sau sinh cũng từng trải qua ở các mức độ khác nhau. Mẹ thường có biểu hiện cáu kỉnh, lo lắng, tâm trạng thay đổi đột ngột,… Nếu chỉ kéo dài một vài ngày thì đây chỉ là mức độ nhẹ của tình trạng suy sụp tinh thần.

 
Suy sụp tinh thần sau sinh


Một số trường hợp khác tình trạng này không dừng lại, kéo dài liên tục được gọi là trầm cảm sau sinh. Khi bị trầm cảm sau sinh mẹ thường trở nên buồn bã, không có niềm vui trong cuộc sống, luôn cảm thấy bế tắc, bất ổn, hoang mang, sợ hãi,… Nếu không được chữa trị sớm không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con khi mẹ rơi vào trạng thái hoảng loạn, rối loạn tâm thần.

Các mẹ và người thân nên nhận biết sớm các triệu chứng của những bệnh hậu sản thường gặp trên để có cách chữa trị và khắc phục kịp thời. Tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

TOP 5 bệnh hậu sản nguy hiểm thường gặp ở mẹ sau sinh

"Chửa đẻ - cửa mả" là câu mà các cụ hay nhắc với con cháu để nói lên sự nguy hiểm ở phụ nữ khi chấp nhận mang thai và sinh con. Họ sẽ phải đối diện với sự nguy hiểm thậm chí là cái chết nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào trong quá trình mang thai, sinh con. Nhưng đó chưa phải tất cả, sau sinh, mẹ còn phải đối diện với những nguy hiểm khác từ các bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản sau sinh.

Cùng benhhausan.blogspot.com tìm hiểu TOP 5 bệnh hậu sản nguy hiểm thường gặp ở mẹ sau sinh để phòng tránh cũng như nhận biết sớm bệnh, từ đó có cách chữa trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Bệnh hậu sản là bệnh gì?

Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh


1. Băng huyết sau sinh


Đây là một trong những bệnh hậu sản thường gặp nhất và có nguy cơ cao tử vong chỉ trong 24 giờ sau khi sinh nếu không được chữa trị kịp thời.


Băng huyết sau sinh

Triệu chứng của băng huyết sau sinh: Ra máu nhiều, khó có thể cầm máu khiến mẹ chóng váng, nhợt nhạt, tụt huyết áp, chân tay lạnh, đổ nhiều mồ hôi,…

Nguyên nhân: Cổ tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh ở tư thế đứng, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng,…

Nếu được can thiệp y tế sớm, mẹ có thể giữ lại tính mạng và ngược lại. Băng huyết diễn biến rất phức tạp và có thể khiến mẹ tử vong rất nhanh. Chính vì vậy ngay khi thấy dấu hiệu, các sản phụ cần được đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

2. Nhiễm khuẩn hậu sản - Bệnh hậu sản thường gặp ở mẹ


Các bệnh nhiễm khuẩn hậu sản xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể mẹ qua âm đạo, cổ tử cung, các tổn thương từ cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở.


Nhiễm khuẩn hậu sản

Triệu chứng khi mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản: ban đầu có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sưng mủ ở chỗ viêm. Khi bệnh trở nặng mẹ sẽ bị sốt cao kèm rét run, hạ huyết áp,…

Các thể loại nhiễm khuẩn hậu sản bao gồm: Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ, dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch

3. Sản giật sau sinh


 
Sản giật sau sinh

Buồn nôn, đau đầu, co giật, ù tai, phù nề,…là những biểu hiện điển hình của tình trạng sản giật sau sinh. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm với thai phu sau sinh có thể dẫn đến tử vong ở mẹ. Chính vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu ở sản phụ, cần đưa sản phụ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

4. Căng sữa và tắc tia sữa


Ngay sau khi cho bé bú, tình trạng căng tức ngực, nóng vú ở mẹ sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên nếu sữa không thể thoát ra ngoài thì rất có thể mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa.

 
Căng sữa và tắc tia sữa


Nguyên nhân có thể do: trẻ không bú mẹ kịp (cần vắt ra hoặc cho bé khác bú), mẹ bị viêm đầu vú, nứt kẽ đầu vú. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa, áp xe vú, u xơ tuyến vú,…

5. Suy sụp tinh thần sau sinh - bệnh hậu sản có thể gây nguy hiểm cho con


Đây là tình trạng mà hầu như mẹ nào sau sinh cũng từng trải qua ở các mức độ khác nhau. Mẹ thường có biểu hiện cáu kỉnh, lo lắng, tâm trạng thay đổi đột ngột,… Nếu chỉ kéo dài một vài ngày thì đây chỉ là mức độ nhẹ của tình trạng suy sụp tinh thần.

 
Suy sụp tinh thần sau sinh


Một số trường hợp khác tình trạng này không dừng lại, kéo dài liên tục được gọi là trầm cảm sau sinh. Khi bị trầm cảm sau sinh mẹ thường trở nên buồn bã, không có niềm vui trong cuộc sống, luôn cảm thấy bế tắc, bất ổn, hoang mang, sợ hãi,… Nếu không được chữa trị sớm không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con khi mẹ rơi vào trạng thái hoảng loạn, rối loạn tâm thần.

Các mẹ và người thân nên nhận biết sớm các triệu chứng của những bệnh hậu sản thường gặp trên để có cách chữa trị và khắc phục kịp thời. Tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Đọc thêm..
Sau khi sinh con càng ngày người càng còm đi. Tôi thường bị mấy đứa bạn nói rằng “không khéo mày bị hậu sản là không chữa được đâu”. Điều này làm tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi hậu sản là bệnh gì? Và có phải bệnh hậu sản là không chữa được như mấy đứa bạn tôi nói không?


Bệnh hậu sản là gì

Hậu sản là gì?


Bất cứ phụ nữ nào cũng trải qua giai đoạn hậu sản hay còn gọi là ở cữ. Từ xa xưa cái tên hậu sản đã được đặt ra để chỉ khoảng thời gian sau sinh ở mẹ, thường là khoảng 3 tháng sau sinh. Y học hiện đại thì quan niệm hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần(42 ngày) kể từ ngày sinh con.

Trong khoảng thời gian này, cơ thể phụ nữ có những thay đổi vô cùng lớn từ giai đoạn mang thai để trở về trạng thái bình thường, kèm theo đó là những ảnh hưởng trong quá trình chuyển dạ. Chính vì vậy mẹ cần được chăm sóc đặc biệt nếu không sẽ rất dễ mắc phải các bệnh mà chúng ta gọi là “bệnh hậu sản” – Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mẹ sau sinh.

Bệnh hậu sản là gì?


Bệnh hậu sản là những bệnh về cả tâm lý và thể chất xuất hiện trong thời gian hậu sản, ở cữ của mẹ khiến mẹ suy sụp về cả tinh thần cũng như thể chất, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở mẹ.

Bệnh hậu sản được chia làm 2 nhóm chính đó là bệnh về tâm lý và bệnh về thể chất.

- Bệnh về tâm lý: suy sụp tinh thần sau sinh. Theo đó, mẹ thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng, hay cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng đột ngột. Một số trường hợp khác mẹ có biểu hiện trầm cảm sau sinh, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

- Bệnh về thể chất: Băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản, sản giật sau sinh,… Mỗi bệnh lại có những biểu hiện cụ thể riêng, bạn có thể tham khảo tại: TOP 5 bệnh hậu sản nguy hiểm thường gặp ở mẹ sau sinh

Bệnh hậu sản có chữa được không?


Với y học hiện đại, hầu hết các bệnh hậu sản liên quan đến thể trạng đều có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nặng nề cho mẹ sau này, thậm chí là tử vong.

Với những bệnh liên quan đến tâm lý, cần sự cố gắng rất lớn ở cả gia đình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tình trạng mẹ trầm cảm muốn tự tử hoặc giết con ngày càng nhiều, các gia đình cần hết sức lưu ý.

Tham khảo thêm:




Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn Hậu hiểu rõ hơn bệnh hậu sản là gì. Bạn không nên chủ quan trước tình trạng bệnh và nên đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Bệnh hậu sản là gì? Bệnh hậu sản có chữa được không?

Sau khi sinh con càng ngày người càng còm đi. Tôi thường bị mấy đứa bạn nói rằng “không khéo mày bị hậu sản là không chữa được đâu”. Điều này làm tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi hậu sản là bệnh gì? Và có phải bệnh hậu sản là không chữa được như mấy đứa bạn tôi nói không?


Bệnh hậu sản là gì

Hậu sản là gì?


Bất cứ phụ nữ nào cũng trải qua giai đoạn hậu sản hay còn gọi là ở cữ. Từ xa xưa cái tên hậu sản đã được đặt ra để chỉ khoảng thời gian sau sinh ở mẹ, thường là khoảng 3 tháng sau sinh. Y học hiện đại thì quan niệm hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần(42 ngày) kể từ ngày sinh con.

Trong khoảng thời gian này, cơ thể phụ nữ có những thay đổi vô cùng lớn từ giai đoạn mang thai để trở về trạng thái bình thường, kèm theo đó là những ảnh hưởng trong quá trình chuyển dạ. Chính vì vậy mẹ cần được chăm sóc đặc biệt nếu không sẽ rất dễ mắc phải các bệnh mà chúng ta gọi là “bệnh hậu sản” – Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mẹ sau sinh.

Bệnh hậu sản là gì?


Bệnh hậu sản là những bệnh về cả tâm lý và thể chất xuất hiện trong thời gian hậu sản, ở cữ của mẹ khiến mẹ suy sụp về cả tinh thần cũng như thể chất, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở mẹ.

Bệnh hậu sản được chia làm 2 nhóm chính đó là bệnh về tâm lý và bệnh về thể chất.

- Bệnh về tâm lý: suy sụp tinh thần sau sinh. Theo đó, mẹ thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng, hay cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng đột ngột. Một số trường hợp khác mẹ có biểu hiện trầm cảm sau sinh, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

- Bệnh về thể chất: Băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản, sản giật sau sinh,… Mỗi bệnh lại có những biểu hiện cụ thể riêng, bạn có thể tham khảo tại: TOP 5 bệnh hậu sản nguy hiểm thường gặp ở mẹ sau sinh

Bệnh hậu sản có chữa được không?


Với y học hiện đại, hầu hết các bệnh hậu sản liên quan đến thể trạng đều có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nặng nề cho mẹ sau này, thậm chí là tử vong.

Với những bệnh liên quan đến tâm lý, cần sự cố gắng rất lớn ở cả gia đình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tình trạng mẹ trầm cảm muốn tự tử hoặc giết con ngày càng nhiều, các gia đình cần hết sức lưu ý.

Tham khảo thêm:




Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn Hậu hiểu rõ hơn bệnh hậu sản là gì. Bạn không nên chủ quan trước tình trạng bệnh và nên đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Đọc thêm..