6 nguyên nhân bị hậu sản thường gặp nhất mẹ cần biết

Bệnh hậu sản ít khi gây chết người, nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mẹ, nhất là khi tuổi cao sức yếu. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân bị hậu sản gồm 8 yếu tố chính, mà dựa vào nó chúng ta có thể tìm được biện pháp phòng ngừa.

6 nguyên nhân bị hậu sản thường gặp nhất


1. Ăn uống thiếu chất


Sau khi sinh con, vì mất quá nhiều sức lực nên người mẹ cần phải được bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất. Tuy nhiên vì một số lý do khác nhau mà bữa cơm của họ trong thời gian này lại không được đảm bảo:

- Kiêng cữ quá mức trong thời gian ở cữ: Nhiều quan niệm cho rằng bà đẻ chỉ được ăn xôi, rau ngót và móng giò là không đúng. Mặc dù cả 3 món này đều nhiều dinh dưỡng, nhưng nếu người mẹ không được ăn thêm một loại thực phẩm nào khác thì sẽ gây ra hiện tượng dư thừa chất béo, tinh bột, sắt, đồng thời thiếu hụt vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác.

- Người mẹ sợ tăng cân nên không dám ăn: Đúng là sau khi sinh vóc dáng của người phụ nữ có phần sồ sề, nhưng điều này không có nghĩa là họ có thể “lao vào” giảm cân ngay lập tức. Nên nhớ rằng trước khi giảm cân, cơ thể bạn cần phải phục hồi trước đã. Do đó, giảm cân sau sinh quá sớm đã trở thành một trong các nguyên nhân bị hậu sản phổ biến nhất hiện nay.

- Điều kiện tài chính không cho phép: Có thể chúng ta sẽ đặt câu hỏi chẳng có lẽ người ta lại nghèo đói đến mức không cho sản phụ được một bữa cơm tử tế? Nhưng ở ngoài kia xã hội đang có rất nhiều mảnh đời bất hạnh như thế.


nguyên nhân bị hậu sản

2. Căng thẳng, trầm cảm sau sinh


Sự khó chịu trong tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân bị hậu sản khá thường gặp. Trên thực tế thì rắc rối này có thể xảy ra ngay từ khi người mẹ mang bầu. Sau khi sinh, sự suy giảm hormone estrogen để thuận lợi cho sự tiết sữa càng khiến cho người mẹ dễ cáu gắt và tủi thân hơn.

Nếu trong thời gian này, nếu người mẹ không nhận được sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm từ gia đình, họ sẽ rất dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm sau sinh. Khi đó, nó không chỉ đơn thuần là nguyên nhân dẫn đến hậu sản mà còn có thể gây ra nhiều cái chết thương tâm.

3. Thiếu ngủ


Phải thức đêm thay ta, pha sữa cho con khiến cho người mẹ liên tục thiếu ngủ. Với những mẹ đã có tiền sử bị mất ngủ, khó ngủ thì họ có thể bị thiếu ngủ triền miên.

Trên thực tế, thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và tạo điều kiện cho các bệnh hậu sản tấn công. Phụ nữ sau sinh thường xuyên gặp phải các vấn đề về giấc ngủ cũng rất dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa.

4. Kiêng vận động quá lâu


Vận động nhẹ nhàng sớm sau khi sinh con là việc làm cần thiết với cả mẹ sinh thường và mẹ sinh mổ. Nếu như mẹ kiêng vận động quá lâu, các vết thương sẽ khó lành hơn, hiện tượng táo bón cũng ngày càng trầm trọng hơn kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Đương nhiên, phụ nữ kiêng vận động quá lâu cũng dễ bị bệnh hậu sản hơn.

5. Làm việc quá sức


Ngược lại với tình trạng kiêng vận động quá lâu thì làm việc quá sớm khi vừa mới sinh con cũng là nguyên nhân bị hậu sản. Điều này được giải thích do các vết thương chưa lành hẳn đã phải hoạt động mạnh khiến cơ thể bị quá sức, hệ miễn dịch yếu đi tạo cơ hội cho bệnh tật tấn công.

6. Gần gũi chồng quá sớm


Thời gian thích hợp để hai vợ chồng có thể quan hệ trở lại là khi người mẹ hết sản dịch. Gần gũi chồng quá sớm khi vùng kín chưa sẵn sàng sẽ khiến các vết thương mất nhiều thời gian bình phục hơn và cơ thể trở nên yếu ớt hơn.


Có khoảng 15 – 20% phụ nữ Việt Nam bị hậu sản, mặc dù hiện nay chất lượng cuộc sống đã được nâng cao hơn rất nhiều. Khi người ta còn trẻ, bệnh hậu sản có thể chỉ là một vài cơn đau nhức thoáng qua, song đến khi về già nó sẽ ngày càng dữ dội. Để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình, chị em phụ nữ hãy chủ động tìm hiểu về các bệnh hậu sản và đi khám khi thấy các triệu chứng bất thường.

Đăng nhận xét