Bệnh hậu sản rất nguy hiểm với chị em, thế nhưng cách phòng bệnh hậu sản sau khi sinh thì lại không quá khó. Những biện pháp phòng tránh chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý của người mẹ cũng như sự giúp đỡ của người chồng, người thân. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm chi tiết các biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!


Xem thêm:

Tại sao cần phòng bệnh hậu sản sau khi sinh?

Để nắm được các biện pháp phòng bệnh hậu sản sau khi sinh, chị em nên biết nó nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ cũng như ảnh hưởng tới con như thế nào. Hậu sản sau sinh có nhiều loại bệnh khác nhau. Dù là bệnh nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đó cũng chính là lý do tại sao nên phòng bệnh hậu sản và cụ thể là:
  • Nếu như người mẹ mắc bệnh hậu sản sau sinh sẽ gây cảm giác khó chịu, bực bội, bức xúc trong người mà chẳng cần bất cứ nguyên nhân nào.
  • Viêm nhiễm hậu sản sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sinh hoạt hàng ngày.
  • Nếu có nguy cơ mắc bệnh hậu sản tắc tia sữa, mất sữa thì con sẽ không được bú sữa mẹ - mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào không gì có thể sánh bằng.
  • Khi sức khỏe người mẹ ảnh hưởng sẽ dẫn tới việc chăm sóc cho con không được cẩn thận, chu đáo.
  • Một số bệnh hậu sản sau sinh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong (băng huyết, sa tử cung, sản giật sau sinh,...).

Vai trò của sản phụ và người thân với phòng bệnh hậu sản sau khi sinh

Phụ nữ sau khi sinh từ 4 đến 6 tuần rất dễ mắc bệnh hậu sản. Để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh thành công, không chỉ cần sự cố gắng của sản phụ mà vai trò của người thân cũng rất quan trọng.

1. Vai trò của người thân trong việc phòng bệnh hậu sản sau khi sinh

Người thân đóng vai trò rất quan trọng giúp người phụ nữ mới sinh vượt qua giai đoạn này. Nếu không có sự giúp đỡ của người thân thì người phụ nữ sẽ cảm thấy cô đơn, suy nghĩ nhiều cũng như không đủ sức khỏe để chăm con. Vì thế, để giúp sản phụ không mắc phải bệnh hậu sản, người thân cần thực hiện các trách nhiệm sau:

  • 3 ngày sau khi sinh, người nhà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của sản phụ cẩn thận. Chẳng hạn như vấn đề về huyết áp, dấu hiệu choáng, sốc,... để tránh tình trạng mắc các bệnh hậu sản.
  • Người thân, đặc biệt là chồng nên nói chuyện và chia sẻ quan tâm với vợ mình nhiều hơn vì khi này tâm lý của sản phụ đang rất nhạy cảm.
  • Để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh thì người thân cũng phải theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần của sản phụ. Điều đó giúp tránh nguy cơ mắc bệnh hậu sản đờ tử cung, sót rau, nhiễm trùng sản hậu,...
  • San sẻ việc nhà hay trông con sẽ giúp người mẹ cảm thấy thoải mái, tránh mệt mỏi hơn.
  • Khi sản phụ có những dấu hiệu bất thường không rõ nguyên nhân thì nên đưa ngay đi bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Người thân nên chuẩn bị cho sản phụ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,... Không nên cho sản phụ ăn thực phẩm có tính hàn như: đồ sống lạnh (các loại gỏi sống, nước lạnh), thức ăn quá chua, muối chua, đồ chiên quá nhiều mỡ; thức ăn có độc (măng, củ sắn…)

2. Vai trò của sản phụ trong việc phòng bệnh hậu sản sau khi sinh

Khi được người thân chăm sóc thì sản phụ cũng cần phải cố gắng phối hợp để thực hiện việc phòng bệnh hậu sản sau khi sinh hiệu quả. Một số điều cần nhớ sau sẽ giúp chị em phòng tránh được bệnh tật và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh:

  • Dù trong thời gian mang thai hay vừa mới sinh xong mẹ cần có một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Việc theo dõi số lượng nước tiểu và lần đi tiểu của sản phụ cũng rất quan trọng để hạn chế liệt ruột, bàng quang.
  • Mẹ nên chú ý tới sản dịch (màu sắc, số lượng, mùi) và sự co bóp của tử cung, nếu có bất thường cần hỏi ý kiến bác sỹ ngay để điều trị kịp thời.
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh liên quan đến viêm nhiễm.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ kích thích sữa chảy về và tử cung co bóp giảm nguy cơ xuất huyết tử cung. 
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 6 đến 8 tuần sau sinh, chỉ quan hệ khi cảm thấy cơ thể đã ổn định, sức khỏe đã tốt.
  • Luyện tập vận động, đi lại nhẹ nhàng để cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các loại bệnh hậu sản.
  • Phụ nữ phòng bệnh hậu sản sau khi sinh cần phải sinh hoạt đúng cách, đặc biệt trong tháng ở cữ. Chị em nên mặc quần áo dài tay, tránh nơi gió lạnh, ở trong phòng kín gió, tắm rửa nhanh bằng nước ấm,... sẽ hạn chế việc mắc bệnh hậu sản sau sinh.
Bài viết trên mong rằng đã giúp các bạn hiểu được vai trò của bản thân cũng như những việc cần làm để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh tốt nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe để có thể chăm sóc con yêu phát triển một cách tốt nhất!

Nguồn: benhhausan.blogspot.com tổng hợp

Phòng bệnh hậu sản sau khi sinh: Vai trò của sản phụ và người thân!



Bệnh hậu sản rất nguy hiểm với chị em, thế nhưng cách phòng bệnh hậu sản sau khi sinh thì lại không quá khó. Những biện pháp phòng tránh chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý của người mẹ cũng như sự giúp đỡ của người chồng, người thân. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm chi tiết các biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!


Xem thêm:

Tại sao cần phòng bệnh hậu sản sau khi sinh?

Để nắm được các biện pháp phòng bệnh hậu sản sau khi sinh, chị em nên biết nó nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ cũng như ảnh hưởng tới con như thế nào. Hậu sản sau sinh có nhiều loại bệnh khác nhau. Dù là bệnh nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đó cũng chính là lý do tại sao nên phòng bệnh hậu sản và cụ thể là:
  • Nếu như người mẹ mắc bệnh hậu sản sau sinh sẽ gây cảm giác khó chịu, bực bội, bức xúc trong người mà chẳng cần bất cứ nguyên nhân nào.
  • Viêm nhiễm hậu sản sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sinh hoạt hàng ngày.
  • Nếu có nguy cơ mắc bệnh hậu sản tắc tia sữa, mất sữa thì con sẽ không được bú sữa mẹ - mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào không gì có thể sánh bằng.
  • Khi sức khỏe người mẹ ảnh hưởng sẽ dẫn tới việc chăm sóc cho con không được cẩn thận, chu đáo.
  • Một số bệnh hậu sản sau sinh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong (băng huyết, sa tử cung, sản giật sau sinh,...).

Vai trò của sản phụ và người thân với phòng bệnh hậu sản sau khi sinh

Phụ nữ sau khi sinh từ 4 đến 6 tuần rất dễ mắc bệnh hậu sản. Để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh thành công, không chỉ cần sự cố gắng của sản phụ mà vai trò của người thân cũng rất quan trọng.

1. Vai trò của người thân trong việc phòng bệnh hậu sản sau khi sinh

Người thân đóng vai trò rất quan trọng giúp người phụ nữ mới sinh vượt qua giai đoạn này. Nếu không có sự giúp đỡ của người thân thì người phụ nữ sẽ cảm thấy cô đơn, suy nghĩ nhiều cũng như không đủ sức khỏe để chăm con. Vì thế, để giúp sản phụ không mắc phải bệnh hậu sản, người thân cần thực hiện các trách nhiệm sau:

  • 3 ngày sau khi sinh, người nhà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của sản phụ cẩn thận. Chẳng hạn như vấn đề về huyết áp, dấu hiệu choáng, sốc,... để tránh tình trạng mắc các bệnh hậu sản.
  • Người thân, đặc biệt là chồng nên nói chuyện và chia sẻ quan tâm với vợ mình nhiều hơn vì khi này tâm lý của sản phụ đang rất nhạy cảm.
  • Để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh thì người thân cũng phải theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần của sản phụ. Điều đó giúp tránh nguy cơ mắc bệnh hậu sản đờ tử cung, sót rau, nhiễm trùng sản hậu,...
  • San sẻ việc nhà hay trông con sẽ giúp người mẹ cảm thấy thoải mái, tránh mệt mỏi hơn.
  • Khi sản phụ có những dấu hiệu bất thường không rõ nguyên nhân thì nên đưa ngay đi bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Người thân nên chuẩn bị cho sản phụ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,... Không nên cho sản phụ ăn thực phẩm có tính hàn như: đồ sống lạnh (các loại gỏi sống, nước lạnh), thức ăn quá chua, muối chua, đồ chiên quá nhiều mỡ; thức ăn có độc (măng, củ sắn…)

2. Vai trò của sản phụ trong việc phòng bệnh hậu sản sau khi sinh

Khi được người thân chăm sóc thì sản phụ cũng cần phải cố gắng phối hợp để thực hiện việc phòng bệnh hậu sản sau khi sinh hiệu quả. Một số điều cần nhớ sau sẽ giúp chị em phòng tránh được bệnh tật và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh:

  • Dù trong thời gian mang thai hay vừa mới sinh xong mẹ cần có một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Việc theo dõi số lượng nước tiểu và lần đi tiểu của sản phụ cũng rất quan trọng để hạn chế liệt ruột, bàng quang.
  • Mẹ nên chú ý tới sản dịch (màu sắc, số lượng, mùi) và sự co bóp của tử cung, nếu có bất thường cần hỏi ý kiến bác sỹ ngay để điều trị kịp thời.
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh liên quan đến viêm nhiễm.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ kích thích sữa chảy về và tử cung co bóp giảm nguy cơ xuất huyết tử cung. 
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 6 đến 8 tuần sau sinh, chỉ quan hệ khi cảm thấy cơ thể đã ổn định, sức khỏe đã tốt.
  • Luyện tập vận động, đi lại nhẹ nhàng để cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các loại bệnh hậu sản.
  • Phụ nữ phòng bệnh hậu sản sau khi sinh cần phải sinh hoạt đúng cách, đặc biệt trong tháng ở cữ. Chị em nên mặc quần áo dài tay, tránh nơi gió lạnh, ở trong phòng kín gió, tắm rửa nhanh bằng nước ấm,... sẽ hạn chế việc mắc bệnh hậu sản sau sinh.
Bài viết trên mong rằng đã giúp các bạn hiểu được vai trò của bản thân cũng như những việc cần làm để phòng bệnh hậu sản sau khi sinh tốt nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe để có thể chăm sóc con yêu phát triển một cách tốt nhất!

Nguồn: benhhausan.blogspot.com tổng hợp
Đọc thêm..


Băng huyết, sản giật sau sinh, trầm cảm sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản,... đều là các bệnh hậu sản sau sinh thường gặp. Vậy triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh là gì? Bài viết sau sẽ đi vào chi tiết triệu chứng của 6 loại bệnh hậu sản phụ nữ thường gặp nhất!

Bệnh hậu sản sau sinh là tên gọi chung cho các loại bệnh hậu sản. Bởi vì sau khi sinh, phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề dẫn đến bệnh tật. Vì thế, sau đây chúng tôi giới thiệu 6 loại bệnh hậu sản cùng các triệu chứng để chị em có thể nhận biết chính xác và có giải pháp kịp thời.

1. Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh với các biểu hiện tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng lại có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người mẹ mà còn liên lụy đến những người xung quanh. Vậy triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh khi bị trầm cảm là gì?

  • Cảm thấy buồn rầu cả ngày, không thấy niềm vui trong cuộc sống.
  • Lo lắng quá mức với những biểu hiện bồn chồn, bất an dẫn đến sợ hãi.
  • Ngại giao tiếp trong mọi mối quan hệ.
  • Cảm xúc hay thay đổi thất thường, dễ cáu gắt.
  • Chán ăn cũng là triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, mất năng lượng.
  • Thường khóc nức nở vì những lý do nhỏ nhặt.
  • Mất tập trung, hay quên.

2. Băng huyết - triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh

Băng huyết là một trong những bệnh hậu sản sau sinh thường gặp rất nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. Vậy các triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh này là gì để mẹ và người thân phát hiện kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra. Sau đây là những triệu chứng của băng huyết mà sản phụ và bác sỹ có thể nhận thấy được:

  • Triệu chứng đầu tiên và dễ thấy của bệnh hậu sản này là chảy máu từ đường sinh dục ngay sau khi đẻ và sổ rau. Máu chảy ra có thể nhiều hoặc ít, đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, máu loãng hoặc máu cục.
  • Sản phụ có thể bị choáng, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp thấp, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi,...
  • Ngoài ra, các triệu chứng chỉ bác sỹ mới thể nhận diện như: đáy tử cung cao lên, tử cung to theo bề ngang, mềm nhão,...

3. Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản sau sinh

Nhiễm khuẩn hậu sản là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh bởi vì khi đó cơ thể sẽ rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở âm đạo, tử cung, thỉnh thoảng còn là các vết mổ, vết thương tầng sinh môn. Triệu chứng của viêm nhiễm hậu sản sau sinh này gồm:

  • Triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh trong trường hợp này nếu nhẹ có thể là: sốt nhẹ (từ 38 độ C trở lên), dịch tiết có mùi khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sưng mủ chỗ viêm,....
  • Triệu chứng bệnh nặng có thể là: sốt nặng hơn mức trên, choáng váng, huyết áp thấp, người lạnh toát,...

4. Bệnh sản giật sau sinh có triệu chứng ra sao?

Sản giật sau sinh là một trong số bệnh hậu sản đáng lưu ý và nó có thể xuất hiện từ thời kỳ mang thai. Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ bị huyết áp cao hoặc trong nước tiểu chứa hàm lượng đạm lớn. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì?

  • Sưng phù ở bàn tay và bàn chân.
  • Đau nặng đầu.
  • Có vấn đề với tầm nhìn (mờ mắt).
  • Giảm trí nhớ.
  • Đau ở phần trên của bụng.
  • Tăng cân nhanh.
  • Huyết áp tăng cao (140/90mmHg hoặc cao hơn).
  • Nghiêm trọng hơn là sẽ xảy ra tình trạng co giật.

5. Triệu chứng bế sản dịch - Triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh

Bế sản dịch sau sinh cũng là một trong những bệnh hậu sản phụ nữ hay mắc phải. Nguyên nhân là do các mẹ lười vận động dẫn đến việc tử cung không co bóp, sản dịch không đẩy được ra ngoài. Mẹ có thể nhận biết triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh này như sau:

  • Sản phụ có dấu hiệu sốt nhẹ (>=38 độ C).
  • Cảm thấy căng và đau bụng vùng hạ vị (đau bụng dưới).
  • Âm đạo có mùi hôi khó chịu.
  • Sờ bụng thấy cứng, có cục bên trong.
  • Sản dịch ra rất ít, có màu đen sậm kèm mùi hôi.

6. Triệu chứng của tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa, mất sữa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến lượng sữa cung cấp cho con. Tắc tia sữa là tình trạng viêm tuyến sữa gây tắc, sẽ không có sữa cho con bú. Đây là một trong những bệnh hậu sản mà hầu như mẹ nào cũng từng mắc phải. Vậy triệu chứng của nó là gì?

  • Bầu ngực lúc nào cũng cảm thấy hơi căng tức trong khi vừa cho con ăn xong.
  • Con bú được lúc rồi nhả ti vì sữa ít.
  • Tình trạng bị tắc tia sữa thể hiện rõ rết là bầu ngực không chỉ căng tức mà còn đau.
  • Cơ thể mẹ có thể sẽ bị sốt cao, đầu ti sưng đỏ.
  • Mẹ cũng có thể cảm nhận những cục sữa đông trong bầu ngực không thoát ra ngoài được do ống dẫn sữa bị tắc.
Nếu như các triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng hậu sản nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, sản phụ cũng như người nhà nên quan sát và theo dõi sức khỏe của người mẹ thật cẩn thận. 

Trên đây là các triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh với từng loại bệnh cụ thể. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn nắm rõ được từng triệu chứng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.


Nguồn: https://benhhausan.blogspot.com tổng hợp


Triệu chứng của 6 căn bệnh hậu sản sau sinh thường gặp!



Băng huyết, sản giật sau sinh, trầm cảm sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản,... đều là các bệnh hậu sản sau sinh thường gặp. Vậy triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh là gì? Bài viết sau sẽ đi vào chi tiết triệu chứng của 6 loại bệnh hậu sản phụ nữ thường gặp nhất!

Bệnh hậu sản sau sinh là tên gọi chung cho các loại bệnh hậu sản. Bởi vì sau khi sinh, phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề dẫn đến bệnh tật. Vì thế, sau đây chúng tôi giới thiệu 6 loại bệnh hậu sản cùng các triệu chứng để chị em có thể nhận biết chính xác và có giải pháp kịp thời.

1. Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh với các biểu hiện tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng lại có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người mẹ mà còn liên lụy đến những người xung quanh. Vậy triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh khi bị trầm cảm là gì?

  • Cảm thấy buồn rầu cả ngày, không thấy niềm vui trong cuộc sống.
  • Lo lắng quá mức với những biểu hiện bồn chồn, bất an dẫn đến sợ hãi.
  • Ngại giao tiếp trong mọi mối quan hệ.
  • Cảm xúc hay thay đổi thất thường, dễ cáu gắt.
  • Chán ăn cũng là triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, mất năng lượng.
  • Thường khóc nức nở vì những lý do nhỏ nhặt.
  • Mất tập trung, hay quên.

2. Băng huyết - triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh

Băng huyết là một trong những bệnh hậu sản sau sinh thường gặp rất nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. Vậy các triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh này là gì để mẹ và người thân phát hiện kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra. Sau đây là những triệu chứng của băng huyết mà sản phụ và bác sỹ có thể nhận thấy được:

  • Triệu chứng đầu tiên và dễ thấy của bệnh hậu sản này là chảy máu từ đường sinh dục ngay sau khi đẻ và sổ rau. Máu chảy ra có thể nhiều hoặc ít, đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, máu loãng hoặc máu cục.
  • Sản phụ có thể bị choáng, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp thấp, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi,...
  • Ngoài ra, các triệu chứng chỉ bác sỹ mới thể nhận diện như: đáy tử cung cao lên, tử cung to theo bề ngang, mềm nhão,...

3. Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản sau sinh

Nhiễm khuẩn hậu sản là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh bởi vì khi đó cơ thể sẽ rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở âm đạo, tử cung, thỉnh thoảng còn là các vết mổ, vết thương tầng sinh môn. Triệu chứng của viêm nhiễm hậu sản sau sinh này gồm:

  • Triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh trong trường hợp này nếu nhẹ có thể là: sốt nhẹ (từ 38 độ C trở lên), dịch tiết có mùi khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sưng mủ chỗ viêm,....
  • Triệu chứng bệnh nặng có thể là: sốt nặng hơn mức trên, choáng váng, huyết áp thấp, người lạnh toát,...

4. Bệnh sản giật sau sinh có triệu chứng ra sao?

Sản giật sau sinh là một trong số bệnh hậu sản đáng lưu ý và nó có thể xuất hiện từ thời kỳ mang thai. Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ bị huyết áp cao hoặc trong nước tiểu chứa hàm lượng đạm lớn. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì?

  • Sưng phù ở bàn tay và bàn chân.
  • Đau nặng đầu.
  • Có vấn đề với tầm nhìn (mờ mắt).
  • Giảm trí nhớ.
  • Đau ở phần trên của bụng.
  • Tăng cân nhanh.
  • Huyết áp tăng cao (140/90mmHg hoặc cao hơn).
  • Nghiêm trọng hơn là sẽ xảy ra tình trạng co giật.

5. Triệu chứng bế sản dịch - Triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh

Bế sản dịch sau sinh cũng là một trong những bệnh hậu sản phụ nữ hay mắc phải. Nguyên nhân là do các mẹ lười vận động dẫn đến việc tử cung không co bóp, sản dịch không đẩy được ra ngoài. Mẹ có thể nhận biết triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh này như sau:

  • Sản phụ có dấu hiệu sốt nhẹ (>=38 độ C).
  • Cảm thấy căng và đau bụng vùng hạ vị (đau bụng dưới).
  • Âm đạo có mùi hôi khó chịu.
  • Sờ bụng thấy cứng, có cục bên trong.
  • Sản dịch ra rất ít, có màu đen sậm kèm mùi hôi.

6. Triệu chứng của tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa, mất sữa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến lượng sữa cung cấp cho con. Tắc tia sữa là tình trạng viêm tuyến sữa gây tắc, sẽ không có sữa cho con bú. Đây là một trong những bệnh hậu sản mà hầu như mẹ nào cũng từng mắc phải. Vậy triệu chứng của nó là gì?

  • Bầu ngực lúc nào cũng cảm thấy hơi căng tức trong khi vừa cho con ăn xong.
  • Con bú được lúc rồi nhả ti vì sữa ít.
  • Tình trạng bị tắc tia sữa thể hiện rõ rết là bầu ngực không chỉ căng tức mà còn đau.
  • Cơ thể mẹ có thể sẽ bị sốt cao, đầu ti sưng đỏ.
  • Mẹ cũng có thể cảm nhận những cục sữa đông trong bầu ngực không thoát ra ngoài được do ống dẫn sữa bị tắc.
Nếu như các triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng hậu sản nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, sản phụ cũng như người nhà nên quan sát và theo dõi sức khỏe của người mẹ thật cẩn thận. 

Trên đây là các triệu chứng của bệnh hậu sản sau sinh với từng loại bệnh cụ thể. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn nắm rõ được từng triệu chứng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.


Nguồn: https://benhhausan.blogspot.com tổng hợp


Đọc thêm..