Thời gian 42 ngày tính từ khi sinh con được gọi là thời kỳ hậu sản, mà chúng ta vẫn dùng khái niệm hậu sản thường để chỉ về nó. Chăm sóc người phụ nữ trong giai đoạn hậu sản thường rất quan trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cuộc đời của họ.

Hậu sản thường có phải bệnh không?


Khi người mẹ mang thai, cơ quan sinh dục và vú của người mẹ phát triển để thích ứng với sự lớn dần của em bé. Sau khi em bé chào đời, cơ quan sinh dục sẽ hồi phục trở lại như trước khi mang thai, còn tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết sữa.

Thời gian để cơ quan sinh dục trở lại bình thường được gọi là hậu sản, hay hậu sản thường. Ở mỗi người phụ nữ, tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc mà thời gian này có thể dài ngắn khác nhau, nhưng đa số đều dao động trong khoảng 42 ngày.

Điều này có nghĩa là hậu sản thường không phải bệnh. Hậu sản thường xảy ra ở tất cả những người phụ nữ sau khi sinh con.

hậu sản thường

Dấu hiệu, triệu chứng của hậu sản thường


- Sự co hồi tử cung: Sau khi đẻ, tử cung cao trên lớp mu 12 cm. Sau đó mỗi ngày tử cung sẽ co hồi 1 cm. Sản phụ sinh thường co hồi nhanh hơn sinh mổ, sinh con so co hồi nhanh hơn sinh con rạ.

Sự co hồi tử cung thời kỳ hậu sản thường có thể gây đau, càng sinh nhiều con thì tử cung càng phải co bóp mạnh làm sản phụ cảm thấy đau hơn. Trường hợp quá đau đớn có thể nhờ bác sĩ kê cho thuốc giảm đau.

- Sản dịch: Khi tử cung co hồi sẽ đẩy một số cục máu loãng ra ngoài, đây chính là sản dịch. Sản dịch này có mùi tanh nồng, lúc đầu màu đỏ sẫm rồi loãng hơn sau 4 – 8 ngày. Từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch có màu trong. Thời gian xuất hiện sản dịch có thể kéo dài đến 1 tháng.

- Xuống sữa: Sau khi sinh 2 – 3 ngày với con rạ hoặc 3 – 4 ngày với con so, vú người mẹ bắt đầu căng to và tiết sữa. Lúc này, người mẹ có thể thấy tức hai bầu ngực, sờ vào thấy rắn và sốt nhẹ. Chúng sẽ chấm dứt sau khi người mẹ cho con bú.

- Rét run: Xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nếu huyết áp người mẹ vẫn bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý không đáng lo ngại.

- Đi vệ sinh khó khăn: Do nhu động ruột giảm và quá trình chuyển dạ làm ngôi thai đè vào bàng quang.

- Mạch chậm lại, kéo dài 5 – 6 ngày sau đẻ.

- Sụt cân: Phụ nữ sau sinh có thể bị sụt 3 – 5 kg do mất nước, mất sức, sản dịch và tiết mồ hôi.

 

Chăm sóc người mẹ trong thời kỳ hậu sản thường


- Ngay sau khi sinh: Phải theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời và xử lý các sự cố như mất máu nhiều, sót rau, tụt huyết áp…

- Chăm sóc tinh thần: Người thân sản phụ phải ở bên cạnh để chăm sóc, động viên sau khi họ đã phải vượt qua quá trình chuyển dạ, sinh con hết sức vất vả và nguy hiểm.

- Nơi ở: Phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, sạch sẽ và yên tĩnh. Hạn chế để quá nhiều người đến thăm hỏi sẽ khiến sản phụ mệt mỏi và tạo điều kiện cho mầm bệnh, vi khuẩn tấn công sản phụ.

- Chế độ mặc: Quần áo rộng rãi nhưng phải đủ ấm.

- Vệ sinh: Rửa sạch sẽ âm hộ bằng nước đun sôi để nguội, không được thụt rửa. Lau người cho sản phụ bằng khăn mềm thấm nước ấm. Sau 3 ngày có thể tắm cho sản phụ.

- Dinh dưỡng: Cho sản phụ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ hậu sản thường, đặc biệt là rau xanh và nước. Không nên bắt sản phụ phải kiêng khem quá nhiều thứ, nên để sản phụ ăn uống theo ý thích.

- Vận động: Sau 6 – 8 giờ sau sinh có thể nằm tại giường để co duỗi chân tay. Sau 24 giờ có thể đi lại để tránh táo bón. Trong thời gian ở cữ có thể vận động và làm những việc nhẹ nhàng như cho con bú sữa, thay tã và tắm cho con.

- Quan hệ vợ chồng: Cần tránh trong thời kỳ hậu sản thường.

Hậu sản thường là thời gian nhạy cảm, lúc này cơ thể người mẹ rất yếu cả về thể lực lẫn tinh thần. Sự quan tâm, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng sẽ giúp họ vượt qua quãng thời gian này một cách dễ dàng hơn.

Hậu sản thường có phải bệnh không? Cách chăm sóc mẹ hậu sản thường

Thời gian 42 ngày tính từ khi sinh con được gọi là thời kỳ hậu sản, mà chúng ta vẫn dùng khái niệm hậu sản thường để chỉ về nó. Chăm sóc người phụ nữ trong giai đoạn hậu sản thường rất quan trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cuộc đời của họ.

Hậu sản thường có phải bệnh không?


Khi người mẹ mang thai, cơ quan sinh dục và vú của người mẹ phát triển để thích ứng với sự lớn dần của em bé. Sau khi em bé chào đời, cơ quan sinh dục sẽ hồi phục trở lại như trước khi mang thai, còn tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết sữa.

Thời gian để cơ quan sinh dục trở lại bình thường được gọi là hậu sản, hay hậu sản thường. Ở mỗi người phụ nữ, tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc mà thời gian này có thể dài ngắn khác nhau, nhưng đa số đều dao động trong khoảng 42 ngày.

Điều này có nghĩa là hậu sản thường không phải bệnh. Hậu sản thường xảy ra ở tất cả những người phụ nữ sau khi sinh con.

hậu sản thường

Dấu hiệu, triệu chứng của hậu sản thường


- Sự co hồi tử cung: Sau khi đẻ, tử cung cao trên lớp mu 12 cm. Sau đó mỗi ngày tử cung sẽ co hồi 1 cm. Sản phụ sinh thường co hồi nhanh hơn sinh mổ, sinh con so co hồi nhanh hơn sinh con rạ.

Sự co hồi tử cung thời kỳ hậu sản thường có thể gây đau, càng sinh nhiều con thì tử cung càng phải co bóp mạnh làm sản phụ cảm thấy đau hơn. Trường hợp quá đau đớn có thể nhờ bác sĩ kê cho thuốc giảm đau.

- Sản dịch: Khi tử cung co hồi sẽ đẩy một số cục máu loãng ra ngoài, đây chính là sản dịch. Sản dịch này có mùi tanh nồng, lúc đầu màu đỏ sẫm rồi loãng hơn sau 4 – 8 ngày. Từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch có màu trong. Thời gian xuất hiện sản dịch có thể kéo dài đến 1 tháng.

- Xuống sữa: Sau khi sinh 2 – 3 ngày với con rạ hoặc 3 – 4 ngày với con so, vú người mẹ bắt đầu căng to và tiết sữa. Lúc này, người mẹ có thể thấy tức hai bầu ngực, sờ vào thấy rắn và sốt nhẹ. Chúng sẽ chấm dứt sau khi người mẹ cho con bú.

- Rét run: Xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nếu huyết áp người mẹ vẫn bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý không đáng lo ngại.

- Đi vệ sinh khó khăn: Do nhu động ruột giảm và quá trình chuyển dạ làm ngôi thai đè vào bàng quang.

- Mạch chậm lại, kéo dài 5 – 6 ngày sau đẻ.

- Sụt cân: Phụ nữ sau sinh có thể bị sụt 3 – 5 kg do mất nước, mất sức, sản dịch và tiết mồ hôi.

 

Chăm sóc người mẹ trong thời kỳ hậu sản thường


- Ngay sau khi sinh: Phải theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời và xử lý các sự cố như mất máu nhiều, sót rau, tụt huyết áp…

- Chăm sóc tinh thần: Người thân sản phụ phải ở bên cạnh để chăm sóc, động viên sau khi họ đã phải vượt qua quá trình chuyển dạ, sinh con hết sức vất vả và nguy hiểm.

- Nơi ở: Phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, sạch sẽ và yên tĩnh. Hạn chế để quá nhiều người đến thăm hỏi sẽ khiến sản phụ mệt mỏi và tạo điều kiện cho mầm bệnh, vi khuẩn tấn công sản phụ.

- Chế độ mặc: Quần áo rộng rãi nhưng phải đủ ấm.

- Vệ sinh: Rửa sạch sẽ âm hộ bằng nước đun sôi để nguội, không được thụt rửa. Lau người cho sản phụ bằng khăn mềm thấm nước ấm. Sau 3 ngày có thể tắm cho sản phụ.

- Dinh dưỡng: Cho sản phụ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ hậu sản thường, đặc biệt là rau xanh và nước. Không nên bắt sản phụ phải kiêng khem quá nhiều thứ, nên để sản phụ ăn uống theo ý thích.

- Vận động: Sau 6 – 8 giờ sau sinh có thể nằm tại giường để co duỗi chân tay. Sau 24 giờ có thể đi lại để tránh táo bón. Trong thời gian ở cữ có thể vận động và làm những việc nhẹ nhàng như cho con bú sữa, thay tã và tắm cho con.

- Quan hệ vợ chồng: Cần tránh trong thời kỳ hậu sản thường.

Hậu sản thường là thời gian nhạy cảm, lúc này cơ thể người mẹ rất yếu cả về thể lực lẫn tinh thần. Sự quan tâm, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng sẽ giúp họ vượt qua quãng thời gian này một cách dễ dàng hơn.

Đọc thêm..